Quản trị sản xuất là gì? Tại sao phải quản trị sản xuất?

Sản phẩm bộ đếm sản phẩm - KOLEN của VNA có nhiều ưu điểm vượt trội :
Rate this post

Quản trị sản xuất là quá trình lâu dài và quan trọng trong 1 doanh nghiệp thì nó không thể thiếu. Sản xuất là ngành nghề trụ cột của nền kinh tế của một quốc gia. Để phát triển bền vững thì khâu quản trị sản xuất phải là chìa khóa. Vậy sản xuất là làm gì? cùng bodemsanpham.com đi tìm hiểu nhé.

Quản trị sản xuất là gì?

Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra. Mục đích của quá trình này là gia tăng giá trị để cung cấp cho khách hàng.

Đầu vào bao gồm vốn, kĩ thuật, nhân lực, thông tin, nguyên vật liệu, đất, năng lượng.

Đầu ra là các dịch vụ, sản phẩm, tiền lương, những ảnh hưởng đối với môi trường.

Quản trị sản xuất là một quá trình tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm (dịch vụ) đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.

Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp rất quan trọng
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp rất quan trọng

Vì sao cần quản trị sản xuất?

Là chủ doanh nghiệp hay chủ của một cơ sở sản xuất nhỏ hay bạn đang có những ý tưởng kinh doanh. Điều đó chắc chắn rằng bạn đã nghe hoặc biết đến hoặc biết rất rõ về khái niệm quản trị sản xuất và tầm quan trọng của nó. Vậy tại sao bạn cần phải quản trị sản xuất.

Quản trị sản xuất nhằm

  •  Cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.
  •  Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
  •  Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.
  •  Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.

Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp chính là chìa khóa thành công trong công việc kinh doanh của mình.

Giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng giúp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp đó là điều quan trọng trong kinh doanh và tạo được ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.

Nhà quản trị lĩnh vực quản trị sản xuất để làm được điều này việc đầu tiên quan trọng bậc nhất đó là quản trị được các yếu tố sản xuất đầu vào sao cho tiết kiệm chi phí nhất.

Hệ thống sản xuất tiếp nhận đầu vào là nguyên vật liệu, nhân sự, tiền vốn, các thiết bị, các thông tin… Kết quả sản xuất là những yếu tố đầu vào được chuyển đổi hình thái trong hệ thống để tạo thành các sản phẩm hoặc dịch vụ theo mong muốn.

Kết quả quản trị sản xuất là xem có thể được chấp nhận hay không về mặt số lượng, chi phí và chất lượng.

Nếu kết quả là chấp nhận được, thì không có sự thay đổi nào được yêu cầu trong hệ thống còn nếu như kết quả không chấp nhận được, các hoạt động điều chỉnh về mặt quản lý cần phải thực hiện.

Một doanh nghiệp muốn phát triển lên một tầng cao mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần nắm rõ quy trình quản lý sản lượng sản xuất một cách hiệu quả.

  • Kiểm soát số lượng sản phẩm đầu ra để tránh quá trình sản xuất ồ ạt hoặc khan hiếm sản phẩm.
  • Hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian đúng thời hạn.
  • Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp.
  • Tạo ra tính linh hoạt cao trong việc đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.
  • Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.

Nếu không quản lý sản lượng sản xuất tốt, doanh nghiệp rất dễ thụt lùi và thất bại về doanh thu. Từ đó chúng ta rút ra một điều rằng quản lý sản lượng sản xuất chính là chìa khóa thành công trong việc phát triển doanh nghiệp.

Để làm được điều này, VNA đã phát triển các loại phần mềm và bảng quản lý sản lượng sản xuất phù hợp cho từng doanh nghiệp sản xuất giúp doanh nghiệp sản xuất đánh giá được:

  • Đánh giá được năng lực sản xuất
  • Hoạch định được nhu cầu nguyên vật liệu
  • Quản lý các công đoạn sản xuất
  • Quản lý sản lượng sản xuất.
Vì sao cần quản trị sản xuất?
Vì sao cần quản trị sản xuất?

 7 yếu tố chính trong quản trị sản xuất

Nhhư quá trình sản xuất thì quy trình quản trị sản xuất cũng có nhiều khâu khác nhau. Nó sẽ bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị cho sản xuất đến khi thực hiện và kiểm soát quá trình sản xuất hàng hóa.

Yếu tố 1: Dự báo nhu cầu sản xuất

Là bước đầu tiên của quy trình quản trị sản xuất. Dự báo sẽ giúp cho mọi hoạt động có liên quan đến quy trình sản xuất, nhu cầu thị trường đều cần có căn cứ, có kết quả dự báo nhu cầu sản xuất.

Nghiên cứu thị trường giúp cho việc đưa ra nhu cầu sản xuất một cách nhanh và chính xác nhất, tìm kiếm sản phẩm phù hợp để sản xuất, sản xuất với số lượng bao nhiêu? Thời điểm sản xuất thích hợp khi nào?…  Từ đó để đưa ra được quyết định có nên sản xuất hay là không?

Yếu tố 2: Thiết kế sản phẩm

Mỗi loại sản phẩm khác nhau sẽ yêu cầu quy trình sản xuất và phương pháp khác nhau. Vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp cần thiết kế thật nhanh để đáp ứng đủ cầu, tạo lợi thế cạnh tranh phù hợp với điều kiện mình đang có.

Yếu tố 3: Quản lý năng lực sản xuất

Quy trình này xác định được công suất chuyền sản xuất và quy mô của doanh nghiệp.  Việc xác định được đúng năng lực sản xuất không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất sau này.

Yếu tố 4: Định vị cho doanh nghiệp

Là việc lựa chọn vùng phân bổ, địa điểm sao cho đảm bảo được các mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Yếu tố 5: Lên kế hoạch sắp xếp nguồn lực

Hoạt động dựa trên việc xác định kế hoạch trong nhu cầu quản trị sản xuất từ đó lên kế hoạch về nguồn nhân lực lao động, tương ứng với máy móc và nguyên vật liệu,…

Yếu tố 6: Điều phối trong sản xuất

Là toàn bộ hoạt động xây dựng trong lịch trình sản xuất, điều phối công việc theo thời gian cho từng người, từng tổ, từng nhóm.

Sắp xếp đầu công việc theo thứ tự cái nào làm trước, công việc nào làm sau để hoàn thành đúng tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.

Yếu tố 7: Kiểm soát toàn bộ hệ thống sản xuất

Kiểm soát hệ thống chất lượng hệ thống sản xuất và quản trị hàng tồn kho. Hai nội dung này khá quan trọng nếu dự trữ không hợp lý sẽ làm cho vốn bị tồn đọng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.

VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.

MST: 01 05 158 192

TRANG CHỦ: www.vnatech.com.vn

TRANG WEB: https://bodemsanpham.com

Email: contact@vnatech.com.vn

Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085

ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *